0987813867

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8:30 - 21:00

Một số lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày

Yorokobi Việt Nam 3 năm trước 476 lượt xem

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để thức ăn, các dịch lỏng di chuyển vào dạ dày

Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

- Cảm giác nóng rát: Nóng rát sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên... Ợ chua, buồn nôn, nôn kèm theo tình trạng khó nuốt cũng là triệu chứng đặc trưng của TNDDTQ.

Các biểu hiện về tai mũi họng: Họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật hoặc vướng, sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh...

Các biểu hiện ở phổi: Khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản ít gặp, nhưng nặng, có khi có cơn như hen suyễn.

Đau ngực: TNDDTQ là nguyên nhân thông thường nhất của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. Khởi phát đau có liên quan tới một đợt trào ngược dịch vị acid.

Các biến chứng của bệnh trào ngược có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản và hệ thống hô hấp. Điển hình như viêm mũi xoang mạn, viêm thực quản trào ngược, hẹp thực quản, ung thư thực quản, thậm chí còn đột tử trong một số trường hợp trào ngược ở trẻ nhỏ.

Một số yếu tố nguy cơ của bênh trào ngược dạ dày

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: Rượu, thuốc an thần, cà phê, sôcôla, bữa ăn nhiều chất béo, béo phì, mang thai, bệnh đái tháo đường, các loại thuốc như chủ vận beta, nitrat, chẹn kênh canxi, thuốc đối kháng cholinergic, glucagon và thuốc tránh thai.

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tuy nhiên bệnh dễ tái phát. 68% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị tái phát trong vòng  1 năm.

- Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng: viêm thực quản (xảy ra ở khoảng 50% bệnh nhân), hẹp thực quản, thực quản Barrett (chiếm 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản) và ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Một số điều cần lưu ý đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày

- Tránh một số yếu tố nguy cơ, thúc đẩy bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: Rượu bia, thuốc an thần, cà phê, sôcôla, bữa ăn nhiều chất béo.

- Tuân thủ điều trị tốt, uống thuốc đúng giờ (thường uống trước bữa ăn đầu tiên trong ngày) và đúng theo chỉ định của bác sĩ.

- Các nghiên cứu cho thấy việc giảm cân làm giảm thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược. Tương tự, ngưng hút thuốc lá cũng làm giảm triệu chứng trào ngược. Ăn tối muộn làm tăng thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày so với bữa ăn tối sớm hơn. Nâng cao đầu giường khi ngủ cũng làm giảm thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày.

Vì vậy đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có béo phì, hút thuốc lá thì nên giảm cân và ngưng hút thuốc lá. Đối với những bệnh nhân bị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm thì nên tránh các bữa ăn tối muộn và nên nâng cao đầu giường khi ngủ.

- Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng viêm thực quản, thực quản Barrett thì cần điều trị tích cực, theo dõi sát theo chỉ định của bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

476 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
Bài viết liên quan

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn
Mã xác nhận
Nhan tu van Lien he Dat mua ngay